Thứ sáu, ngày 29/11/2019

HƯỚNG DẪN Thành lập bản đồ phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện công trình, dự án đầu tư

Đăng vào Thứ tư, 08/03/2023

FaceBookDeliciousGoogleTwitterDiggYahooRedditMySpaceMagnoliaNewsvineStumbleuponTechnoratiFurlBlogMarksYahoo Buzz

Nhằm thống nhất thực hiện công tác thành lập bản đồ phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện công trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đúng quy định pháp luật hiện hành, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành Hướng dẫn số 13/HD-STNMT ngày 20/2/2023 cụ thể như sau:

      I- Công tác đo vẽ bản đồ địa chính (đo vẽ lại, đo đạc bổ sung, đo đạc chỉnh lý) kết hợp với hồ sơ địa chính, hồ sơ quy hoạch dự án, thiết kế công trình và tài liệu có liên quan khác để thành lập bản đồ 
         Thực hiện đối với khu vực công trình, dự án đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác bồi thường, GPMB để thực hiện công trình, dự án đầu tư. 
     1. Nội dung, trình tự các bước công việc 
         Bước 1. Lập thiết kế kỹ thuật - dự toán (TKKT-DT), phương án thi công.
     Đơn vị tư vấn được Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường ký hợp đồng đo vẽ bản đồ tiến hành lập TKKT-DT, phương án thi công đo vẽ lại, đo đạc bổ sung, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính phục vụ bồi thường, GPMB, phải có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó có danh mục lập TKKT-DT, nhiệm vụ đo đạc và bản đồ và đo đạc, thành lập bản đồ địa chính. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gửi công văn kèm theo 02 bộ TKKT-DT, phương án thi công đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định. 
- Lập TKKT-DT đối với các trường hợp: 
Diện tích khu đo ≥ 05 ha ở tỷ lệ 1:500 
Diện tích khu đo ≥ 10 ha ở tỷ lệ 1:1000 
Diện tích khu đo ≥ 15 ha ở tỷ lệ 1:2000 
Diện tích khu đo ≥ 20 ha ở tỷ lệ 1:5000 
    - Lập phương án thi công nếu không thuộc các trường hợp nêu trên. Trường hợp quy mô dự án < 02 ha thì không phải lập phương án thi công nhưng phải có báo cáo tóm tắt giải pháp kỹ thuật thi công kèm theo hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công. 
    Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định TKKT-DT, phương án thi công, nếu chưa đảm bảo theo quy định thì đơn vị tư vấn phải chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện, gửi lại Sở Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường nộp phí thẩm định, nhận văn bản thẩm định, tổ chức thực hiện TKKT-DT, phương án thi công sau khi được phê duyệt theo quy định. 
         Bước 2. Đo vẽ bản đồ. Đơn vị thi công và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với UBND cấp xã triển khai thực hiện đo vẽ bản đồ theo TKKT-DT, phương án thi công đã phê duyệt, thực hiện công việc đo vẽ lại, đo đạc bổ sung, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính theo các trường hợp quy định tại Điều 17 Thông tư quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
         Bước 3. Giám sát thi công, kiểm tra chất lượng sản phẩm. 
   Đơn vị thi công kiểm tra chất lượng sản phẩm, lập hồ sơ kiểm tra cấp đơn vị thi công, sửa chữa hoàn chỉnh sản phẩm. Đơn vị giám sát, kiểm tra (được Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường ký hợp đồng thực hiện việc giám sát, kiểm tra) thực hiện giám sát thi công, kiểm tra chất lượng sản phẩm cấp chủ đầu tư đối với công trình, nhiệm vụ đo đạc theo quy định. 
   Đơn vị thi công chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của đơn vị giám sát, kiểm tra. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gửi bản đồ, hồ sơ kèm theo đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, duyệt bản đồ. Đơn vị giám sát, kiểm tra phải có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó có danh mục kiểm tra chất lượng 3 sản phẩm đo đạc và bản đồ và đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường.
          Bước 4. Thẩm định, duyệt bản đồ.
    Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, duyệt bản đồ. Trường hợp bản đồ, hồ sơ kèm theo chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường thì đơn vị thi công có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan sửa chữa, hoàn thiện đảm bảo đúng quy định, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường phúc tra, duyệt bản đồ. 
       2. Một số quy định về việc đo vẽ, biên tập thể hiện nội dung bản đồ 
       Công tác đo vẽ lại, đo đạc bổ sung, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và thành lập bản đồ phục vụ bồi thường, GPMB phải thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư quy định về bản đồ địa chính và các nội dung cụ thể như sau: 
       - Đo vẽ các thửa đất có đường ranh giới dự án, đường GPMB cắt qua thửa: Đo vẽ trọn thửa, xác định diện tích thu hồi, diện tích còn lại. Trường hợp phần còn lại của thửa đất bên ngoài ranh giới GPMB có diện tích lớn thì không đo vẽ trọn thửa, yêu cầu xác định rõ phạm vi đo vẽ trong TKKT-DT, phương án thi công. 
      - Thể hiện nhãn thửa đất: Thể hiện số thứ tự thửa đo vẽ lại kèm theo số thứ tự thửa tương ứng trên bản đồ địa chính trong ngoặc đơn. Đối với công trình dạng tuyến đánh số thứ tự thửa lần lượt từ đầu tuyến đến cuối tuyến. Trường hợp phải thu hồi đất nhiều giai đoạn thì có thể thể hiện số thứ tự thửa bằng màu sắc khác nhau cho từng giai đoạn. 
      - Vị trí các mốc ranh giới quy hoạch, mốc thiết kế thi công, mốc GPMB: Thể hiện theo tọa độ trên bản đồ quy hoạch, thiết kế thi công đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, theo biên bản bàn giao mốc tại thực địa, phải thống nhất cơ sở toán học với bản đồ địa chính. Đo kiểm tra toạ độ các mốc trên thực địa. 
      - Đối với dự án có diện tích lớn được chia mảnh tự do theo khổ giấy phù hợp sao cho số lượng mảnh ít nhất. Trường hợp dự án nằm trên nhiều đơn vị hành chính cấp xã liền kề được biên tập trong cùng mảnh bản đồ, nhưng phải thể hiện rõ đường địa giới hành chính, số hiệu mảnh bản đồ địa chính của các đơn vị hành chính đó. 
     - Đối với các công trình dạng tuyến (giao thông, thuỷ lợi, đường dây tải điện) đánh số hiệu mảnh lần lượt từ đầu tuyến đến cuối tuyến; nếu có các tuyến nhánh thì đánh số hiệu mảnh cho tuyến chính trước rồi đến các tuyến nhánh lần lượt từ gần đến xa so với đầu tuyến chính. (theo Mẫu số 01 ) 
3. Thực hiện giám sát, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm cấp đơn vị thi công và cấp chủ đầu tư
      Công trình, sản phẩm đo vẽ bản đồ địa chính phải được giám sát, kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công và cấp chủ đầu tư theo quy định hiện hành tại Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
       Đơn vị thi công phải tự kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng toàn bộ sản phẩm, lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công theo khoản 3 Điều 12 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT trước khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu và chịu trách nhiệm về toàn bộ sản phẩm do mình thực hiện. Hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công gồm có: Báo cáo kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm trừ trường hợp không phải lập phương án thi công; biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm; phiếu ghi ý kiến kiểm tra; các số liệu kiểm tra đối với lưới khống chế đo vẽ nếu có, điểm trạm đo, đo chi tiết, các mốc dự án, công trình. 
        Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có thể sử dụng đơn vị chuyên môn trực thuộc nếu có hoặc thuê đơn vị giám sát, kiểm tra có chức năng phù hợp để thực hiện giám sát, kiểm tra sản phẩm cấp chủ đầu tư. Đơn vị giám sát, kiểm tra thực hiện việc giám sát thi công, kiểm tra chất lượng, khối lượng sản phẩm, lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp chủ đầu tư theo khoản 2 Điều 13 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, chịu trách nhiệm về việc giám sát, kiểm tra của đơn vị. Hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp chủ đầu tư gồm có: Quyết định phê duyệt TKKT-DT, phương án thi công; hợp đồng của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường ký với đơn vị thi công, đơn vị giám sát, kiểm tra; báo cáo kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm của đơn vị thi công; báo cáo của đơn vị thi công về việc sửa chữa sai sót và văn bản xác nhận sửa chữa sản phẩm cấp chủ đầu tư nếu có; các tài liệu cấp chủ đầu tư: Báo cáo giám sát, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm trừ trường hợp không phải lập TKKT-DT, phương án thi công; biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm; phiếu ghi ý kiến kiểm tra; số liệu kiểm tra đối với lưới khống chế đo vẽ nếu có, điểm trạm đo, đo chi tiết, các mốc dự án, công trình. 
       4. Hồ sơ giao nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định 
     Sau khi hoàn thành công tác kiểm tra, nghiệm thu chất lượng sản phẩm cấp đơn vị thi công và cấp chủ đầu tư, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gửi hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định, hồ sơ gồm có: 
       - Công văn đề nghị thẩm định của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường.
       - Tài liệu đo vẽ bản đồ bao gồm: 
            + Bản đồ số; bản đồ giấy đã ký, đóng dấu xác nhận của đơn vị thi công, đơn vị kiểm tra. 
           + Số liệu đo lưới khống chế đo vẽ; thành quả tính toán, bình sai lưới; sổ nhật ký trạm đo lưới nếu có; số liệu đo chi tiết gồm file trị đo gốc theo định dạng của máy đo nếu có, file tọa độ điểm chi tiết sau khi xử lý; sổ nhật ký trạm đo chi tiết. 
          + Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất; phiếu xác nhận kết quả đo đạc 5 hiện trạng thửa đất; biên bản xác nhận công khai bản đồ (theo các Phụ lục số 11, 12, 14 Thông tư quy định về bản đồ địa chính); biểu tổng hợp các thửa đất trong phạm vi ảnh hưởng của dự án, công trình theo hiện trạng quản lý, sử dụng đất (theo Mẫu số 02)
     - Tài liệu sử dụng: Bản đồ địa chính xã, phường, thị trấn trong phạm vi dự án; phiếu cung cấp tọa độ điểm gốc để đo nối; bản đồ quy hoạch chi tiết, thiết kế thi công đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (bản giấy và bản số); biên bản bàn giao mốc ranh giới dự án, công trình, mốc GPMB kèm theo bảng thống kê tọa độ mốc có ghi rõ hệ tọa độ, kinh tuyến trục, múi chiếu. 
- Hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công (theo mục 3 phần I). 
- Hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp chủ đầu tư (theo mục 3 phần I). 
        II- Công tác sử dụng bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính hiện có kết hợp với hồ sơ quy hoạch dự án, thiết kế công trình và tài liệu có liên quan khác để thành lập bản đồ 
       Đối với khu vực công trình, dự án đã thành lập bản đồ địa chính phải đánh giá khả năng sử dụng, nếu đáp ứng được yêu cầu của công tác bồi thường, GPMB thì phải khai thác, sử dụng bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính đang quản lý ở địa phương kết hợp với hồ sơ quy hoạch dự án, thiết kế công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và các tài liệu có liên quan khác. 
        1. Tài liệu sử dụng 
    Bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính do Văn phòng Đăng ký Đất đai cung cấp theo quy định. Hồ sơ quy hoạch dự án, thiết kế công trình và các tài liệu có liên quan khác do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cung cấp. 
        2. Nội dung thực hiện 
     Trên cơ sở bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, hồ sơ quy hoạch dự án, thiết kế công trình và tài liệu có liên quan được cung cấp đơn vị thi công tiến hành tổng hợp, đánh giá, biên tập, chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện bản đồ phục vụ bồi thường, GPMB theo các quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường và văn bản hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường; đo kiểm tra toạ độ các mốc dự án, công trình tại thực địa và kiểm tra, đối chiếu các yếu tố có liên quan khác trên bản đồ so với thực địa. Trường hợp trong phạm vi dự án đã có sự biến động về quản lý, sử dụng đất nhưng chưa được cập nhật, chỉnh lý trên bản đồ địa chính thì thực hiện chỉnh lý biến động theo quy định tại Điều 17 Thông tư quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo Mẫu số 03 )
      3. Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm cấp đơn vị thi công 
     Đơn vị thi công phải tự kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng toàn bộ sản phẩm, lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công theo khoản 3 Điều 12 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT trước khi trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, hồ sơ gồm có: Báo cáo kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản 6 phẩm; biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm; phiếu ghi ý kiến kiểm tra; số liệu kiểm tra toạ độ các mốc dự án, công trình tại thực địa. 
      4. Hồ sơ giao nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định 
      Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gửi hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định, hồ sơ bao gồm: 
      - Công văn đề nghị thẩm định của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường. Hợp đồng của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường ký với đơn vị thi công.
      - Hồ sơ dự án: Bản đồ quy hoạch chi tiết, thiết kế thi công đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (bản giấy và bản số); biên bản bàn giao mốc ranh giới dự án, công trình, mốc GPMB kèm theo bảng thống kê tọa độ mốc có ghi rõ hệ tọa độ, kinh tuyến trục, múi chiếu hoặc có phiếu cung cấp tọa độ điểm gốc sử dụng để đo nối. 
      - Bản đồ số, bản đồ giấy đã ký, đóng dấu xác nhận của đơn vị thi công; bản đồ địa chính xã, phường, thị trấn, hồ sơ địa chính có liên quan đã sử dụng để thành lập bản đồ phục vụ bồi thường, GPMB; biểu tổng hợp các thửa đất trong phạm vi ảnh hưởng của dự án, công trình (theo Mẫu số 04 Hướng dẫn này). 
      - Hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công (theo mục 3 phần II). 
      * Đối với trường hợp Chủ đầu tư dự án thực hiện thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án thì Chủ đầu tư thực hiện các công việc như đối với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường tại mục I, mục II Hướng dẫn này.
      III- Thời gian thẩm định, duyệt bản đồ 
      Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thẩm định, duyệt bản đồ, thời gian không quá 10 ngày làm việc, trường hợp dự án có quy mô lớn, phức tạp không quá 20 ngày làm việc, không tính thời gian đơn vị thi công phải sửa chữa, hoàn thiện sản phẩm. 
    Trường hợp bản đồ, tài liệu kèm theo chưa đảm bảo các yêu cầu quy định thì đơn vị thi công phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan phải sửa chữa, bổ sung hoàn thiện đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để phúc tra. 
     Trường hợp sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được thẩm định, phê duyệt mà có sự thay đổi thông tin về thửa đất trên bản đồ (diện tích, mục đích sử dụng đất,…) thì UBND cấp huyện có văn bản nêu rõ những trường hợp thay đổi, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường duyệt điều chỉnh nội dung bản đồ thống nhất với phương án đã được phê duyệt.
      IV- Giao nộp sản phẩm 
      Sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường duyệt bản đồ đơn vị thi công phải giao nộp ngay để lưu trữ, quản lý theo quy định như sau: 
      1. Giao nộp cho Văn phòng Đăng ký Đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường 
      a) Đối với công tác đo vẽ lại, đo đạc bổ sung, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính kết hợp với hồ sơ địa chính, hồ sơ quy hoạch dự án, thiết kế công trình và tài liệu có liên quan khác: 
     - Sản phẩm dạng giấy (01 bộ) bao gồm: Bản đồ; sổ nhật ký trạm đo chi tiết; sổ nhật ký trạm đo lưới khống chế đo vẽ nếu có; phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất; bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất; biểu tổng hợp các thửa đất trong phạm vi ảnh hưởng của dự án; bản đồ quy hoạch chi tiết, thiết kế thi công (bản sao); biên bản bàn giao mốc dự án kèm theo bảng thống kê tọa độ mốc; hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công và cấp chủ đầu tư. 
     - Sản phẩm dạng số (01 đĩa CD lưu dữ liệu) bao gồm: Bản đồ định dạng *dgn; số liệu đo lưới khống chế đo vẽ, thành quả tính toán, bình sai lưới nếu có, số liệu đo chi tiết; bản đồ quy hoạch chi tiết, bản vẽ thiết kế thi công. Trên đĩa CD phải dán nhãn ghi tên công trình, danh mục tài liệu, tên đơn vị thi công, đơn vị giám sát kiểm tra có ký, đóng dấu xác nhận. 
       b) Đối với công tác sử dụng bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính hiện có kết hợp với hồ sơ quy hoạch dự án, thiết kế công trình và tài liệu có liên quan khác:
      Các tài liệu theo quy định tại điểm a mục 1 phần IV trừ phần đo đạc lưới khống chế đo vẽ, đo đạc chi tiết; hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công. 
     2. Giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện công trình, dự án đầu tư 
        - 01 bộ bản đồ dạng giấy và dạng số; biểu tổng hợp các thửa đất trong phạm vi ảnh hưởng của dự án, công trình. 
        Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 01/HD-STNMT ngày 10/01/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thành lập bản đồ địa chính phục vụ công tác bồi thường, GPMB thực hiện công trình, dự án đầu tư.

Hướng dẫn 13 xem tại đây

Mẫu phiếu số 01 tải về

Mẫu phiếu số  2 và 4 tải về

Mẫu phiếu số 03 tải về

Hiệp hội DN tỉnh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN AN KHÁNH
CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN AN KHÁNH
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải
Công ty cổ phần Xây dựng và Khai thác Than Thái Nguyên
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN YÊN BÌNH
Công ty CP lâm sản Thái Nguyên
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH MEDLATEC THÁI NGUYÊN- TẬP ĐOÀN MEDLATEC GROUP
công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Dũng Tháo
CÔNG TY TNHH PHƯƠNG NHUNG
VIỄN THÔNG THÁI NGUYÊN
BƯU ĐIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN
CÔNG TY BẢO VIỆT THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI QUỲNH MINH
Công ty cổ phần bán lẻ Kỹ thuật số FPT
CÔNG TY CỔ PHẦN CHÉ TÂN CƯƠNG HOÀNG BÌNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI HỘI AN
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH DŨNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DUNG HƯNG
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY XUẤT KHẨU THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI ĐĂNG
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN NHẪN
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ TÙNG MÁY SỐ 1
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HÀ LAN
CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG HẢI
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔNG BẮC
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THÁI NGUYÊN.
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG 2 THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HỒNG VŨ
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THƯƠNG MẠI TRANG LAN
CÔNG TY CỔ PHẤN XI MĂNG CAO NGẠN
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG QUANG SƠN
CÔNG TY CP KIM LOẠI MÀU THÁI NGUYÊN - VIMICO
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH SƠN LUYẾN
CÔNG TY KHÁCH SẠN- DU LỊCH DẠ HƯƠNG
CÔNG TY KINH DOANH THAN BẮC THÁI
CÔNG TY SÁCH- THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH AN LỘC SƠN
CÔNG TY TNHH DŨNG TÂN
CÔNG TY TNHH HẢI BÌNH
CÔNG TY TNHH HOÀNG MẤM
CÔNG TY TNHH HÙNG CƯỜNG
CÔNG TY TNHH LÂM KHẢI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 27
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ ĐIỆN VÀ VẬT LIỆU NỔ 31
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN KHÁNH HÒA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN VIỆT BẮC
CÔNG TY TNHH THÁI BÌNH NGUYÊN VN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÀ CĂN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH ĐẠT
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐIỆN TỬ QUANG THÁI
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIẾN TRÚC THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG MINH ĐẠT
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HÀ LONG
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀNG GIA THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG HẢI
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG KIM SƠN
CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI THÁI DƯƠNG
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT CƯỜNG
HTX MIẾN VIỆT CƯỜNG
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN
XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ 59- CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 27
CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN KIM ĐEN THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
CÔNG TY LUẬT TNHH DỊCH VỤ PHÁP LÝ 4.0
Công ty cổ phần Thương mại và Thiết bị y tế Hà Tuyên
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÔNG CẦU THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÉP VIỆT CƯỜNG
CHI NHÁNH KỸ THUẬT VIETTEL THÁI NGUYÊN-TỔNG CÔNG TY CP CÔNG TRÌNH VIETTEL
CHI NHÁNH VIETTELL THÁI NGUYÊN- TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI