Thứ sáu, ngày 29/11/2019

Báo cáo tham luận của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên tại Hội nghị Công bố Báo cáo: “ĐÁNH GIÁ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP 2016”

Đăng vào Thứ ba, 14/03/2017

FaceBookDeliciousGoogleTwitterDiggYahooRedditMySpaceMagnoliaNewsvineStumbleuponTechnoratiFurlBlogMarksYahoo Buzz

Ngày 07/3/2017 tại Hà Nội.Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổng cục Thuế và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) tổ chức Hội nghị Công bố Báo cáo: “ĐÁNH GIÁ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP 2016”. Ông Nguyễn Văn Thời – UV BCH VCCI - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG báo cáo tham luận tại Hội nghị.

  Kính thưa toàn thể Hội nghị.

    Tôi là Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Tôi mang tới hội nghị tiếng nói của hơn 5.500 doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên nói riêng và hơn 500.000 doanh nghiệp cả nước, về việc Ngành Thuế đã cải cách thủ tục hành chính ra sao trong thời gian qua. Điều đó tác động tới cộng đồng doanh nghiệp như thế nào? Cũng như, cung cấp thêm thông tin để Ngành Thuế rà soát, nghiên cứu, cải cách, tăng mức độ hài lòng cho doanh nghiệp hơn nữa.

   Đây là lần thứ 2 liên tiếp VCCI phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức khảo sát và công bố “Đánh giá cải cách Thủ tục hành chính Thuế: Mức độ hài lòng của Doanh nghiệp”. Với mục tiêu đo lường mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với hiệu quả hoạt động thực hiện và cải cách TTHC của ngành thuế, từ đó cung cấp thông tin tham khảo cho ngành Thuế tiến hành những cải cách trong thời gian tới, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao tinh thần làm việc: “Đồng hành cùng doanh nghiệp” của ngành thuế.  Đối với tỉnh Thái Nguyên chúng tôi, ngành thuế không những là ngành đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường SXKD cho doanh nghiệp, mà còn được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao về mức độ thân thiện trong vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước. Ngay từ đầu Quý II năm 2016, Cục Thuế đã ký Quy chế phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, về việc Trao đổi, cung cấp thông tin giữa hai bên. Về hỗ trợ doanh nghiệp, ngay từ những ngày đầu năm sau kỳ nghỉ tết nguyên đán, cán bộ công chức ngành Thuế Thái Nguyên đã sát cánh cùng doanh nghiệp trong công tác Hỗ trợ quyết toán Thuế cho năm tài chính 2016. Và đều đặn mỗi quí một lần đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp.

   Kính thưa Quý vị. Cùng với quyết tâm của Chính phủ về cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp qua loạt Nghị quyết 19 từ năm 2014 đến nay, và mới đây nhất là Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, cộng đồng doanh nghiệp trong khắp cả nước đều ghi nhận Ngành Thuế các địa phương chính là Ngành đi đầu, tích cực nhất trong việc cải cách thủ tục hành chính. Từ khi triển khai đến nay, doanh nghiệp nhận được rất nhiều lợi ích, đó là:

    - Một là giảm thời gian và nhân lực thực hiện các thủ tục Thuế. Trong năm 2016, Bộ Tài chính đã bãi bỏ 32 TTHC thuế, trong đó có 13 TTHC thuộc cấp Cục Thuế và 19 thuộc cấp Chi cục Thuế buộc ngành Thuế địa phương phải thực hiện. Quan trọng hơn, những thay đổi đó thể hiện rõ quan điểm lấy người nộp thuế làm trung tâm của quá trình cải cách, chuyển những phần việc khó khăn và bất lợi phải làm trong quản lý thuế cho cơ quan thuế, dành mọi thuận lợi cho Người nộp thuế.      

   - Hai là thủ tục nộp thuế điện tử và mới đây nhất là Hoàn thuế điện tử được Doanh nghiệp hoan nghênh, ủng hộ nhiệt liệt. Từ đó giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.
      
   - Ba là về chính sách thuế, đã bỏ mức phạt chậm nộp đối với các khoản thanh toán mà ngân sách nhà nước còn nợ, nhận được sự đồng tình cao của cộng đồng doanh nghiệp.

   Kính thưa Quý đại biểu!
   Hội nghị công bố báo cáo cải cách thủ tục hành chính Ngành Thuế được tổ chức trong Thời điểm “mùa Quyết toán”, bởi theo quy định của Luật quản lý thuế, doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế trong thời gian 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Mùa Quyết toán năm nay vô cùng nhộn nhịp, bởi năm tài chính 2016 hàng loạt văn bản thuế thay đổi, chỉ riêng Quyết toán thuế GTGT và chế độ hóa đơn chứng từ đã có 01 Nghị định, 08 Thông tư, Quyết toán Thuế TNDN có 04 Thông tư và 01 Quyết định, Thuế Thu nhập cá nhân có 04 Thông tư hướng dẫn… Mặc dù những văn bản trên được ra đời/điều chỉnh bổ sung đều theo hướng tốt hơn cho doanh nghiệp, nhưng gây khó khăn về khả năng tuân thủ cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đa phần doanh nghiệp vừa, nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, không có bộ máy kế toán am hiểu nghiệp vụ, chuyên nghiệp, cập nhật nhanh sự thay đổi chính sách pháp luật, thì nguy cơ làm sai, làm sót hoàn toàn có thể xảy ra. Và mức phạt rất cao. Vì vậy, để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ, đề nghị cơ quan thuế:

   - Một là trên tinh thần đồng hành, hỗ trợ, Tổ chức đào tạo, tập huấn, đối thoại thường xuyên theo chuyên đề để doanh nghiệp cập nhật được.

   - Hai là khi doanh nghiệp làm chưa đúng, cơ quan thuế nhắc nhở chứ chưa nên phạt ngay. Nếu sai phạm đến lần thứ 3 mới bị “tuýt còi”.
Về những kiến nghị của doanh nghiệp được nêu trong báo cáo, trên cơ sở khảo sát 3.543 doanh nghiệp thì kết quả phản ánh đã tương đối chính xác cảm nhận của doanh nghiệp, bao quát nhiều vấn đề. Trên cơ sở kiến nghị của Cộng đồng doanh nghiệp, tại Hội nghị này tôi xin tham gia 12 đề xuất kiến cụ thể như sau:

   1. Thứ Nhất, Quy định hàng hóa dịch vụ khuyến mại phải thực hiện đăng ký khuyến mại tại Sở Công thương mới được hưởng giá tính thuế GTGT bằng 0. Như vậy là bất cập, vì doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trên 63 tỉnh thành phải thực hiện thủ tục này ở 63 Sở Công thương, mất nhiều thời gian, nhân lực, thời điểm bắt đầu được khuyến mại có thể không khớp nhau gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

   2. Thứ hai, Giá thuê đất quá cao, nhất là tiền thuê đất và phí dịch vụ liên quan đến thuê đất trong KCN, dẫn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp quá cao, đi ngược mong muốn của cơ quan quản lý nhà nước cần dịch chuyển doanh nghiệp SX vào KCN.

   3. Thứ ba, Trong lĩnh vực XDCB, trong tình hình Thị trường BĐS chưa khả quan và nợ đọng NSNN, doanh nghiệp đề nghị tính thuế GTGT, Thu nhập doanh nghiệp trên giá trị thanh toán thực tế của chủ đầu tư cho nhà thầu, thay vì tính và nộp thuế ngay 1 lần trên giá trị hoàn thành công trình, xuất hóa đơn. Doanh nghiệp XDCB chưa thu được tiền nhưng đã phải phát sinh ngay nghĩa vụ thuế, phạt chậm nộp.

    4. Thứ tư, Doanh nghiệp đề nghị được bù trừ giữa các sắc thuế, bù trừ giữa các Nghĩa vụ Ngân sách Nhà nước. Ví dụ, doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT nhưng phải nộp tiền thuê đất,… đề nghị được bù trừ để doanh nghiệp chủ động đồng vốn SXKD.

    5. Thứ năm, Đề nghị sửa đổi Quy định về hoàn thuế GTGT đầu vào hiện nay chưa phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp vì:
    - Theo quy định tại Thông tư 130 năm 2016,  kể từ ngày 1/7/2016, doanh nghiệp có thuế GTGT đầu vào chưa được hoàn hết thì kết chuyển sang kỳ sau. Theo văn bản trên thì Doanh nghiệp coi như mất luôn khoản thuế đầu vào đã nộp,  trong khi đó doanh nghiệp có lãi vẫn phải nộp thuế TNDN. Như vậy không công bằng cho doanh nghiệp. Đề nghị tách bạch nghĩa vụ nộp thuế của Người nộp thuế và đảm bảo Quyền được Hoàn thuế của Người nộp thuế.
   
    6.  Thứ sáu là việc áp dụng như hình thức Án lệ trong hoạt động của cơ quan thuế. Trong ngành Tư pháp hiện nay đã chính thức thừa nhận Án lệ do Hội đồng Thẩm phán ban hành, có hiệu lực áp dụng như văn bản luật. Đối với ngành Thuế, doanh nghiệp đề nghị những văn bản do Tổng Cục Thuế ban hành được Cục Thuế địa phương vận dụng để gỡ khó cho doanh nghiệp. Tôi xin ví dụ như sau:
    -  Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 3/11/2013 của Bộ Tài chính quy định Doanh nghiệp khi bán hàng (chuyển giao quyền sở hữu) phải lập hóa đơn bán hàng. Nếu không lập đúng thời điểm, doanh nghiệp sẽ bị phạt.
    -  Nhưng đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có muôn hình vạn trạng. Khi đó, Công ty Honda Việt Nam đã có công văn xin phép và được Tổng Cục Thuế chấp thuận cho doanh nghiệp này được lập sau thời điểm giao hàng cho người mua (Tại Công văn số 4700/TCT-CS ngày 9/11/2015).  
    - Một số doanh nghiệp khác, như doanh nghiệp chúng tôi, kinh doanh quần áo trong shop Thời trang, người mua không lấy hóa đơn, rồi nhân viên còn phải bán hàng, không thể chỉ ngồi để lập hóa đơn ngay, nhưng khi xin phép Cơ quan thuế địa phương để được lập hóa đơn sau, thì lại không được. Thử hỏi, 1 chiếc xe máy mấy chục triệu còn được, mà cũng đặc thù bán hàng như vậy, doanh nghiệp chấp hành nghiêm, không trốn lậu thuế, thì lại không được chấp thuận? Cục thuế địa phương đã trả lời hoàn toàn đúng quy định tại Thông tư số 219. Trong khi đó, hoàn toàn có thể nhân rộng đối tượng áp dụng cho các doanh nghiệp đặc thù theo Công văn số 4700/TCT-CS ngày 9/11/2015 của Tổng Cục Thuế.

    7. Thứ bảy là, về chế độ hóa đơn chứng từ, cần cải thiện theo hướng ghi nhận thực tế phát sinh trong hoạt động SXKD, theo luồng tiền, thay vì chỉ dựa vào chế độ hóa đơn chứng từ, vừa đẩy doanh nghiệp vào chỗ sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (mặc dù không biết, không cố ý), còn Nhà nước thì thất thu thuế. Vụ án nhóm đối tượng ở Hà Nội xuất khống hóa đơn với tổng giá trị trên 780 tỷ đồng của hơn 33 công ty “ma” với 3.150 hóa đơn cho khoảng trên 500 công ty, gây thất thu thuế khoảng trên 78 tỷ đồng cho ngân sách.… là điển hình của thực trạng này.

    8. Thứ tám là, đề nghị thời gian kiểm tra sau hoàn thuế tối đa là 01 năm thay vì 05 năm như hiện nay, để doanh nghiệp kịp thời khắc phục sửa sai, tránh cho doanh nghiệp chịu phạt quá lớn (0,03%/ngày chậm và 20% kê sai kê thiếu).

    9. Thứ chín là, Trong một vài trường hợp, cán bộ thuế kiểm tra đi kiểm tra lại vấn đề đã được kiểm tra các kỳ hoàn thuế trước. Doanh nghiệp đề nghi ̣cơ quan thuế đã kiểm tra thì kiểm tra hết, không bỏ sót các vấn đề sai sót của doanh nghiệp để lại kỳ sau lại đưa ra, như là một cách tăng tình tiết tăng nặng. Cơ quan thuế đã kiểm tra toàn bộ thì kiểm tra hết, lần sau kiểm tra phải chấp nhận số liệu kiểm tra trước, tránh tình trạng kiểm tra đi kiểm tra lại làm mất thời gian tìm kiếm chứng từ, giải trình…

    10. Thứ mười là, hiện nay Chứng từ nộp thuế điện tử không được cơ quan hữu quan thừa nhận, ví dụ đi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, doanh nghiệp nộp thuế điện tử, không có chứng từ “có chữ ký và đóng dấu”, dẫn đến doanh nghiệp lại phải đi xin xác nhận của cơ quan thuế “đã có tiền vào tài khoản” để hoàn thiện hồ sơ cho Sở Tài Nguyên Môi trường. Đây là điểm bất cập cần sửa đổi.

   11. Thứ mười một là, Doanh nghiệp mong muốn khi cơ quan thuế trả lời bằng công văn cho doanh nghiệp, đề nghị đi thẳng vào vấn đề, phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, vì mỗi doanh nghiệp có 1 cơ quan thuế quản lý, 1 cán bộ thuế chuyên quản, nắm rất rõ tình hình của doanh nghiệp, hoàn toàn có thể trao đổi với doanh nghiệp để có 1 văn bản trả lời doanh nghiệp cho sát, trúng vấn đề. Không trả lời theo kiểu trích dẫn Điều khoản điểm, rồi sau đó trả lời rất chung chung, không giải quyết đúng vấn đề mà doanh nghiệp muốn hỏi.

    12. Thứ mười hai là, về đạo đức công vụ của Cán bộ công chức ngành thuế. Theo Quyết định số 1508 ngày 25/10/2007 của Tổng Cục Thuế, ban hành quy định về tiêu chuẩn văn hóa công sở và đạo đức của cán bộ thuế. Nhưg vẫn có lúc, có nơi, CBCC hành xử chưa đúng gây khó khăn tốn kém cho doanh nghiệp.

     Kính thưa Quý vị. Với mục tiêu tăng trưởng đến 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, trong đó tập trung vào 2 nhóm chính là: Chuyển Hộ kinh doanh sang hoạt động theo loại hình Doanh nghiệp, và khuyến khích phong trào khởi nghiệp. Cả hai nhóm trên đều liên quan chặt chẽ đến ngành thuế. Còn đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, khi mà vẫn còn có một thực tế là Chi phí trả cho các đại lý Thuế làm dịch vụ kiểm tra hoàn thuế thông thường ở mức 5% đến 10% giá trị đề nghị hoàn thuế, thậm chí cá biệt có trường hợp lên đến 35%, thì rõ ràng ở đâu đó, Thủ tục thuế vẫn còn phức tạp, là rào cản, doanh nghiệp gặp khó khăn để tuân thủ. Và nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính của Ngành Thuế để Doanh nghiệp được hưởng lợi thực sự.

     Một lần nữa, thay mặt cho cộng đồng doanh nghiệp, xin cảm ơn sự tích cực, tiên phong của Ngành Thuế trong thời gian vừa qua, đã góp phần tạo ra môi trường SXKD rất thuận lợi cho doanh nghiệp. Chúng tôi mong muốn những ý kiến đóp góp của doanh nghiệp được kịp thời xem xét, giải quyết, để cùng nhau xây dựng môi trường kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, đạt mục tiêu đến hết năm 2017, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 theo đúng Nghị quyết 19 năm 2017 của Chính phủ.

      Xin trân trọng cảm ơn!



 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN AN KHÁNH
CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN AN KHÁNH
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải
Công ty cổ phần Xây dựng và Khai thác Than Thái Nguyên
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN YÊN BÌNH
Công ty CP lâm sản Thái Nguyên
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH MEDLATEC THÁI NGUYÊN- TẬP ĐOÀN MEDLATEC GROUP
công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Dũng Tháo
CÔNG TY TNHH PHƯƠNG NHUNG
VIỄN THÔNG THÁI NGUYÊN
BƯU ĐIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN
CÔNG TY BẢO VIỆT THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI QUỲNH MINH
Công ty cổ phần bán lẻ Kỹ thuật số FPT
CÔNG TY CỔ PHẦN CHÉ TÂN CƯƠNG HOÀNG BÌNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI HỘI AN
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH DŨNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DUNG HƯNG
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY XUẤT KHẨU THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI ĐĂNG
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN NHẪN
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ TÙNG MÁY SỐ 1
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HÀ LAN
CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG HẢI
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔNG BẮC
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THÁI NGUYÊN.
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG 2 THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HỒNG VŨ
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THƯƠNG MẠI TRANG LAN
CÔNG TY CỔ PHẤN XI MĂNG CAO NGẠN
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG QUANG SƠN
CÔNG TY CP KIM LOẠI MÀU THÁI NGUYÊN - VIMICO
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH SƠN LUYẾN
CÔNG TY KHÁCH SẠN- DU LỊCH DẠ HƯƠNG
CÔNG TY KINH DOANH THAN BẮC THÁI
CÔNG TY SÁCH- THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH AN LỘC SƠN
CÔNG TY TNHH DŨNG TÂN
CÔNG TY TNHH HẢI BÌNH
CÔNG TY TNHH HOÀNG MẤM
CÔNG TY TNHH HÙNG CƯỜNG
CÔNG TY TNHH LÂM KHẢI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 27
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ ĐIỆN VÀ VẬT LIỆU NỔ 31
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN KHÁNH HÒA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN VIỆT BẮC
CÔNG TY TNHH THÁI BÌNH NGUYÊN VN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÀ CĂN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH ĐẠT
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐIỆN TỬ QUANG THÁI
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIẾN TRÚC THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG MINH ĐẠT
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HÀ LONG
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀNG GIA THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG HẢI
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG KIM SƠN
CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI THÁI DƯƠNG
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT CƯỜNG
HTX MIẾN VIỆT CƯỜNG
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN
XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ 59- CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 27
CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN KIM ĐEN THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
CÔNG TY LUẬT TNHH DỊCH VỤ PHÁP LÝ 4.0
Công ty cổ phần Thương mại và Thiết bị y tế Hà Tuyên
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÔNG CẦU THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÉP VIỆT CƯỜNG
CHI NHÁNH KỸ THUẬT VIETTEL THÁI NGUYÊN-TỔNG CÔNG TY CP CÔNG TRÌNH VIETTEL
CHI NHÁNH VIETTELL THÁI NGUYÊN- TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI