Thứ sáu, ngày 29/11/2019

VIỆT NAM SAU HAI NĂM THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP TỪ GÓC NHÌN DOANH NGHIỆP

Đăng vào Thứ hai, 12/04/2021

FaceBookDeliciousGoogleTwitterDiggYahooRedditMySpaceMagnoliaNewsvineStumbleuponTechnoratiFurlBlogMarksYahoo Buzz



(1)   Với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các đối tác CPTPP năm 2019 đạt tăng trưởng trung bình 7,2% (8,1% nếu chỉ tính các đối tác đã phê chuẩn CPTPP; 26-36% ở các thị trường mới như Canada, Mexico…) so với năm 2018, nhập khẩu tăng rất nhẹ (0,7%), CPTPP đã ít nhiều tạo ra những tác động ban đầu tích cực, đặc biệt là các thị trường mới. Tuy nhiên, trong trung bình, mức tăng kim ngạch xuất khẩu với CPTPP thấp hơn mức chung xuất khẩu ra thế giới (8,4%). Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam năm 2019 chỉ đạt 1,67%, mức rất thấp không chỉ so với mức trung bình năm 2019 (37,2%) mà còn so với tỷ lệ tận dụng năm đầu tiên của nhiều FTA khác. Năm 2020, dưới tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, xuất khẩu sang các nước CPTPP vẫn giữ được kim ngạch tương tự 2019, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan đã được cải thiện hơn (4%) dù vẫn còn là thấp.

(2)    Từ góc độ thu hút đầu tư nước ngoài, năm 2019, Việt Nam thu hút xấp xỉ 9,5 tỷ USD vốn đầu tư từ các nước CPTPP, giảm gần 36% so với năm 2018. Kết quả này ít nhiều gây thất vọng, đặc biệt khi (i) tổng thu hút vốn FDI của Việt Nam từ tất cả các nguồn năm 2019 vẫn tăng 7,2% và (ii) tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các đối tác CPTPP vẫn tăng 51,3% trong năm này. Điểm sáng trong bức tranh này là vốn FDI từ các đối tác mới trong CPTPP vào Việt Nam (Canada, Mexico) hoặc các đối tác truyền thống nhỏ (Brunei, New Zealand) lại được cải thiện đáng kể. Năm 2020, tình hình được cải thiện hơn, khi tổng vốn đầu tư thu hút từ các đối tác CPTPP đạt 11,8 tỷ USD, tăng 24,4% so với 2019 trong bối cảnh tổng vốn đầu tư nước ngoài mà Việt Nam thu hút trong năm này giảm gần 25%.

(3)   Từ góc độ hoàn thiện thể chế, đã có tổng cộng 18 văn bản được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung để thực thi cam kết CPTPP trong hai năm qua. Mặc dù hoàn thành yêu cầu về số lượng, phần lớn các văn bản này không đáp ứng yêu cầu về tiến độ (chậm từ nửa tháng tới 20 tháng so với thời hạn yêu cầu).

(4)   Về mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về CPTPP, 69% doanh nghiệp nghe nói hoặc biết sơ bộ về Hiệp định này, cao hơn tất cả các FTA khác, 25% doanh nghiệp có hiểu biết nhất định về Hiệp định. Tuy nhiên, cứ 20 doanh nghiệp mới có 1 doanh nghiệp biết rõ về các cam kết CPTPP liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình.

(5)   Về các tác động tổng thể, CPTPP nằm trong tốp 3 FTA được doanh nghiệp đánh giá cao nhất, với 51% doanh nghiệp cho rằng Hiệp định có tác động tương đối hoặc rất tích cực với hoạt động kinh doanh của mình thời gian qua. Về các tác động cụ thể của CPTPP, cứ 4 doanh nghiệp thì mới có 1 doanh nghiệp đã từng được trải nghiệm các lợi ích từ Hiệp định này. Nhóm lợi ích phổ biến nhất với các doanh nghiệp này vẫn là thuế quan, đặc biệt là ở các thị trường mới như Canada, Mexico. Với các doanh nghiệp chưa từng hưởng lợi ích trực tiếp nào từ CPTPP, lÝ do chủ yếu (60%) là họ không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào liên quan tới thị trường hay đối tác ở khu vực CPTPP trong hai năm vừa qua. Trong số các doanh nghiệp đã từng có giao dịch với các thị trường này nhưng chưa hưởng lợi CPTPP, lÝ do được phần lớn (75%) doanh nghiệp đề cập là họ không biết có cơ hội nào từ CPTPP; cũng có một tỷ lệ đáng kể (60%) không thấy có cam kết CPTPP liên quan hoặc do đã hưởng ưu đãi khác phù hợp hơn; một số ít doanh nghiệp (14- 16%) nêu các lÝ do khác như các văn bản hướng dẫn ban hành chậm, thủ tục hưởng ưu đãi phức tạp, quy trình cấp phép khó khăn, hay khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu của doanh nghiệp còn hạn chế…

(6)   Nhật Bản là thị trường có mối liên hệ chặt chẽ nhất với doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP nhưng Canada là thị trường có tỷ lệ doanh nghiệp từng có lô hàng tận dụng được ưu đãi thuế quan CPTPP cao nhất (50% doanh nghiệp, so với mức 21-29% ở các thị trường còn lại). LÝ do khiến doanh nghiệp không tận dụng được ưu đãi thuế quan CPTPP thời gian qua tập trung ở 02 nhóm chính. Một là các lÝ do “tích cực”, như thuế MFN đã là 0% nên không cần thiết sử dụng ưu đãi thuế quan (43% doanh nghiệp đề cập), hay đã sử dụng ưu đãi thuế theo các FTA khác (37%)… Hai là các nguyên nhân “tiêu cực”, như không biết về ưu đãi thuế (45%), không đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ (40%), gặp vướng mắc về thủ tục hay để lỡ hạn xin cấp chứng nhận xuất xứ (20%), thiếu các giấy tờ vận chuyển cần thiết (15%)….

(7)    Hơn phân nửa thời gian có hiệu lực của CPTPP, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị xáo trộn theo cách chưa từng có bởi đại dịch COVID-19. Trước tương lai “bình thường mới” hậu COVID-19, đa phần các doanh nghiệp tỏ thái độ khá bình tĩnh, với 60,4% doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục hoạt động bình thường, 13,3% thậm chí có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Tuy nhiên cũng có khoảng 17,2% doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, và gần 1% tính tới việc ngừng kinh doanh tạm thời hoặc vĩnh viễn trong thời gian tới. Về tác dụng của CPTPP và FTA trong tương lai “bình thường mới”, 60% doanh nghiệp cho rằng CPTPP và các FTA sẽ tương đối hoặc rất hữu ích, 10% doanh nghiệp cho rằng CPTPP và các FTA hầu như sẽ không có Ý nghĩa gì, 29% doanh nghiệp không chắn chắn về chuyện CPTPP hay các FTA có thể có tác động gì, tiêu cực hay tích cực.

(8)   Trong một tương lai xa hơn, doanh nghiệp cũng tỏ ra rất lạc quan về các tác động tích cực của CPTPP và các FTA. 91,5% doanh nghiệp kỳ vọng ở mức độ khác nhau vào một/các lợi ích CPTPP và các FTA có thể mang lại cho hoạt động kinh doanh của họ. Ở đó, các cơ hội về hợp tác liên kết kinh doanh, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu được các doanh nghiệp nhấn mạnh (94-96%) hơn là các cơ hội trực tiếp về thương mại hàng hóa (85-90%). Doanh nghiệp cũng có quan ngại về một số yếu tố sẽ cản trở mình hiện thực hóa các cơ hội này, trong đó hàng đầu là sự thua kém về năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp so với các đối thủ (51% doanh nghiệp đề cập), tiếp theo các các biến động và bất định của thị trường (45%), các hạn chế trong công tác thực thi của các cơ quan Nhà nước chỉ đứng hàng thứ ba (41-43%).

(9)   Để chuẩn bị cho một tương lai xa mà ở đó CPTPP và các FTA có thể là một trợ lực hiệu quả, ¾ các doanh nghiệp cho biết họ đã/đang có kế hoạch điều chỉnh kinh doanh để tận dụng các Hiệp định này. Trong các kế hoạch này, doanh nghiệp ưu tiên cho các điều chỉnh để củng cố bản thân - cải thiện năng lực cạnh tranh nền tảng của doanh nghiệp, sau đó mới tới các tính toán để tận dụng các cơ hội thị trường trực diện từ CPTPP và các FTA, và cuối cùng là các kế hoạch để sẵn sàng cho những cơ hội tầm xa. Đối với ¼ các doanh nghiệp còn lại không có kế hoạch điều chỉnh gì cho tương lai hội nhập CPTPP và các FTA, lÝ do lớn nhất lại là bởi họ không có đủ năng lực, nguồn lực để làm hoặc không biết phải điều chỉnh thế nào dù biết là điều chỉnh là cần thiết (39% doanh nghiệp, chủ yếu là siêu nhỏ, nhỏ). 28-36% doanh nghiệp lựa chọn không điều chỉnh do không nhìn thấy sự cần thiết của việc điều chỉnh hay chuyển đổi. Họ hoặc là tự tin năng lực hiện tại đã đủ để tận dụng các cơ hội từ các FTA, hoặc là cho rằng các FTA không có tác động gì tới tương lai kinh doanh của họ. Chỉ có 5% doanh nghiệp lựa chọn không điều chỉnh bởi không tin việc này có tác dụng gì cho mình. 

(10)   Từ các kết quả thực thi hai năm đầu thực thi CPTPP, có thể thấy Hiệp định này đã có những tác động tích cực bước đầu cho nền kinh tế, mang tới những lợi ích thực tế cho một số doanh nghiệp. Mặc dù vậy, những gì đã đạt được còn thấp hơn đáng kể so với kỳ vọng, mà nguyên nhân không chỉ từ các biến cố khách quan như tình hình căng thẳng thương mại toàn cầu hay đại dịch COVID-19, mà còn ở các vấn đề chủ quan của chính các doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước và các chủ thể khác có liên quan.


Theo: Trung Tâm WTO Và Hội Nhập VCCI

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN AN KHÁNH
CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN AN KHÁNH
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải
Công ty cổ phần Xây dựng và Khai thác Than Thái Nguyên
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN YÊN BÌNH
Công ty CP lâm sản Thái Nguyên
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH MEDLATEC THÁI NGUYÊN- TẬP ĐOÀN MEDLATEC GROUP
công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Dũng Tháo
CÔNG TY TNHH PHƯƠNG NHUNG
VIỄN THÔNG THÁI NGUYÊN
BƯU ĐIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN
CÔNG TY BẢO VIỆT THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI QUỲNH MINH
Công ty cổ phần bán lẻ Kỹ thuật số FPT
CÔNG TY CỔ PHẦN CHÉ TÂN CƯƠNG HOÀNG BÌNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI HỘI AN
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH DŨNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DUNG HƯNG
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY XUẤT KHẨU THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI ĐĂNG
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN NHẪN
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ TÙNG MÁY SỐ 1
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HÀ LAN
CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG HẢI
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔNG BẮC
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THÁI NGUYÊN.
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG 2 THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HỒNG VŨ
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THƯƠNG MẠI TRANG LAN
CÔNG TY CỔ PHẤN XI MĂNG CAO NGẠN
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG QUANG SƠN
CÔNG TY CP KIM LOẠI MÀU THÁI NGUYÊN - VIMICO
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH SƠN LUYẾN
CÔNG TY KHÁCH SẠN- DU LỊCH DẠ HƯƠNG
CÔNG TY KINH DOANH THAN BẮC THÁI
CÔNG TY SÁCH- THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH AN LỘC SƠN
CÔNG TY TNHH DŨNG TÂN
CÔNG TY TNHH HẢI BÌNH
CÔNG TY TNHH HOÀNG MẤM
CÔNG TY TNHH HÙNG CƯỜNG
CÔNG TY TNHH LÂM KHẢI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 27
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ ĐIỆN VÀ VẬT LIỆU NỔ 31
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN KHÁNH HÒA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN VIỆT BẮC
CÔNG TY TNHH THÁI BÌNH NGUYÊN VN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÀ CĂN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH ĐẠT
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐIỆN TỬ QUANG THÁI
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIẾN TRÚC THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG MINH ĐẠT
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HÀ LONG
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀNG GIA THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG HẢI
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG KIM SƠN
CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI THÁI DƯƠNG
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT CƯỜNG
HTX MIẾN VIỆT CƯỜNG
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN
XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ 59- CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 27
CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN KIM ĐEN THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
CÔNG TY LUẬT TNHH DỊCH VỤ PHÁP LÝ 4.0
Công ty cổ phần Thương mại và Thiết bị y tế Hà Tuyên
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÔNG CẦU THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÉP VIỆT CƯỜNG
CHI NHÁNH KỸ THUẬT VIETTEL THÁI NGUYÊN-TỔNG CÔNG TY CP CÔNG TRÌNH VIETTEL
CHI NHÁNH VIETTELL THÁI NGUYÊN- TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI