Thứ sáu, ngày 29/11/2019

TOÀN VĂN BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ: THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY LÀM VIỆC VỚI CÁC HIỆP HỘI, HỘI DOANH NGHIỆP

Đăng vào Thứ tư, 22/07/2020

FaceBookDeliciousGoogleTwitterDiggYahooRedditMySpaceMagnoliaNewsvineStumbleuponTechnoratiFurlBlogMarksYahoo Buzz



BÀI PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp

Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG.

Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị và chính quyền còn có rất nhiều việc phải làm để đối phó với dịch bệnh đang càn quét toàn cầu, đặc biệt là cá nhân đồng chí Bí thư tỉnh ủy còn bận trăm công nghìn việc khi vừa nhận công tác tại tỉnh Thái Nguyên, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân rất cảm ơn đồng chí và Ban Thường vụ tỉnh ủy đã tổ chức buổi gặp mặt này để lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của doanh nghiệp. Xin chúc các đồng chí và gia đình mạnh khỏe, chúc đồng chí Bí thư sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị mới, đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, là nơi đáng sống, đáng để làm việc và cống hiến!

Thay mặt cho Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, tôi xin được báo cáo đồng chí một số nét chính về hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua.

Thái Nguyên hội tụ rất nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh. Đầu tiên phải kể đến lợi thế so sánh về nguồn nhân lực chất lượng cao khi mà nơi đây là 1 trong 3 trung tâm đào tạo lớn nhất cả nước, đào tạo được gần như đầy đủ các chuyên ngành phục vụ cho doanh nghiệp. Thái Nguyên lại có nhiều tài nguyên khoáng sản và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và kinh doanh bất động sản… C hạ tầng giao thông thuận tiện, có 6 KCN với tổng diện tích trên 1.500 ha tỷ lệ lấp đầy mới đạt 65% và 35 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 1.259 ha tỷ lệ lấp đầy mới đạt 25,3%, đáp ứng được nhu cầu quỹ đất sạch cho nhà đầu tư.

Cộng đồng doanh nghiệp Thái Nguyên có hơn 7000 doanh nghiệp, hiện đang kinh doanh trong một môi trường tương đối thuận lợi, khi mà các hoạt động kiến tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp được Tỉnh ủy và hệ thống chính quyền hết sức quan tâm. Đó là:

Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 18/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); đến ngày 12/3/2019 được nâng lên thành Nghị quyết số 09 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đây là một dấu mốc quan trọng gắn liền với tinh thần cầu thị, đổi mới, giao nhiệm vụ hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp để doanh nghiệp phát huy hết khả năng và trở thành động lực phát triển kinh tế.

Năm 2016, Thái Nguyên là một trong số ít trong số 63 tỉnh thành có rất nhiều sáng kiến thực hiện Chương trình thi đua “3 đồng hành, 5 hỗ trợ” của chính quyền đối với doanh nghiệp. Ngày 23/9/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ký cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tiếp tục cải thiện môi trường SXKD thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp.

Năm 2018, tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên, trước Thủ tướng Chính phủ và hơn 500 doanh nghiệp, nhà đầu tư tiêu biểu, đích thân đồng chí Chủ tịch tỉnh đã đưa ra 6 cam kết về tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Một lẫn nữa tỉnh Thái Nguyên lại khẳng định chính quyền luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư, khẳng định chính quyền liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ, đáp ứng mong đợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư và coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải là đối tượng quản lý, có thể kể đến những điển hình như sau:

Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên ngay từ rất sớm đã áp dụng khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, nên giảm thời gian kiểm tra hoàn thuế, nộp thuế cho các doanh nghiệp từ 1/2 đến 2/3 thời gian, đặc biệt là doanh nghiệp không phải tiếp cận trực tiếp với cán bộ thuế nên đã giảm được phiền hà và chi phí không chính thức.

Ngành Hải quan áp dụng mở tờ khai hải quan, nộp thuế xuất nhập khẩu điện tử nên đã giảm được thời gian thông quan hàng hóa xuống còn từ 70-90 giờ. Đặc biệt là đã áp dụng thông tư 72/2015 của Bộ Tài chính qui định về chế độ Doanh nghiệp ưu tiên, đánh dấu sự cải cách vượt trội về thủ tục hành chính so vơi các ngành khác.

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã áp dụng cơ chế “một cửa liên thông”, đăng ký kinh doanh điện tử nên đã giảm được thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp xuống dưới 2 ngày và thời gian nhận quyết định đầu tư cho dự án xuống dưới 25 ngày thấp hơn nhiều so với qui định của pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường áp dụng cơ chế một cửa liên thông nên giảm thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử đất lần đầu xuống còn dưới 24 ngày, giảm nhiều so với qui định của pháp luật.

Một tin vui nữa đối với cộng đồng doanh nghiệp và người dân Thái Nguyên, khi mà mới đây Trung tâm Hành chính công đã được xây dựng xong, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tốt hơn nữa thời gian và chi phí kinh doanh.

Và còn rất nhiều sở nghành khác cũng giảm các thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí không chính thức, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.

Các sở ngành đã chủ động tiếp cận mở với cộng đồng doanh nghiệp thông qua đối thoại. Các buổi đối thoại được doanh nghiệp rất hoan nghênh và rất hài lòng. Doanh nghiệp được lắng nghe, nhiều vấn đề vướng mắc tồn tại từ rất lâu của doanh nghiệp được giải quyết hiệu quả, doanh nghiệp được trực tiếp tham gia vào xây dựng chính sách, đặc biệt, còn có những đồng chí Giám đốc sở ngay tại hội nghị đã đưa ra quyết sách “cởi trói”, “gỡ rối” mang tính đột phá được cộng đồng doanh nghiệp nhiệt liệt ủng hộ. Niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư ngày càng được nhân lên…

            Nhờ những hoạt động kiên trì, bền bỉ và quyết liệt, sáng tạo của cả hệ thống chính trị và chính quyền trong việc kiến tạo môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng thuận lợi, nên cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư cảm thấy rất hài. Kết quả này được đo lường, định lượng cụ thể và tương đối chính xác qua Bộ công cụ khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (gọi tắt là PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI khởi xướng năm 2005 và duy trì liên tục trong suốt 15 năm qua.

Có lẽ chậm hơn các tỉnh khác một bước khi mà PCI được khởi xướng từ năm 2005 nhưng phải đến năm 2012 tỉnh Thái Nguyên mới thực sự nhập cuộc. Còn nhớ khi đó, Thái Nguyên gần như đứng cuối cùng trong Bảng xếp hạng khi đứng vị trí 57/63. Những năm sau đó là hành trình lội ngược dòng vô cùng ngoạn mục của tỉnh Thái Nguyên. Trong 8 năm qua, Thái Nguyên đã 02 lần đứng trong TOP10, liên tục được xếp vào Nhóm điều hành Khá và tốt. Và kết quả PCI năm 2019 của Thái Nguyên có thể nói là rất ấn tượng. Thái Nguyên đã cải thiện cả 9/10 chỉ số, không những tăng cả về tổng điểm mà còn cải thiện cả về thứ hạng, vượt được 06 bậc, từ 18 về 12, thuộc nhóm điều hành Tốt.

Bên cạnh những điểm sáng của bức tranh PCI tỉnh Thái Nguyên, chúng ta vẫn phải nhìn thẳng vào sự thật. Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương ngày càng chiếm tỷ trong nhỏ trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, tỷ trọng của công nghiệp địa phương năm 2017 chỉ chiểm tỷ lệ 3,7%, năm 2018 là 4,1%, năm 2019 là 4,03% và kế hoạch năm 2020 là 4%. Có đến 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, năng lực quản trị còn yếu. Đây là thách thức trong chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh nhà.

Một số lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính còn chậm, chưa hiệu quả và rất phiền hà. Vẫn có tới trên 50% số doanh nghiệp phản ánh họ phải trả các chi phí không chính thức. Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án còn nhiều bất cập… Trong đó, “nút thắt” lớn nhất trong việc triển khai dự án đầu tư là công tác giải phóng mặt bằng, hầu như dự án nào cũng bị vướng mà Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã rất nhiều lần kiến nghị. Hợp đồng Bồi thường GPMB giữa Chủ đầu tư và Ban bồi thường giải phòng mặt bằng chỉ có ngày bắt đầu, không có ngày kết thúc, chưa có chế tài thưởng phạt tiến độ đối với mỗi bên… Hệ thống pháp luật đầu tư – kinh doanh – thương mại vẫn còn rất nhiều chồng chéo, tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Ngoài ra, dịch bệnh COVID-19 để lại hậu quả rất nặng nề, tác động bất lợi đến từng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ ăn uống, lưu trú, giải trí, du lịch, vận tải, nông lâm sản, xăng dầu, xuất khẩu…Trong 3 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập mới được cấp mã số thuế là 195 doanh nghiệp nhưng số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh là 385 doanh nghiệp. Hiện,  giải pháp mà doanh nghiệp thực hiện phổ biến là giảm lao động; giảm chi phí; cho nhân viên nghỉ luân chuyển; tạm dừng kinh doanh hoặc thu hẹp quy mô hoạt động, dẫn đến một bộ phận không nhỏ người lao động phải ngừng việc, dừng hợp đồng lao động không hưởng lương hoặc thất nghiệp. Theo báo cáo chưa đầy đủ, tính đến ngày 07/4/2020, trên địa bàn tỉnh có gần 2.000 lao động có hợp đồng lao động phải ngừng việc.

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng cộng đồng doanh nghiệp vẫn tiếp tục có  những đóp góp ngày càng quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi những chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách và đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh tự cân đối được thu chi, có đóng góp cho ngân sách TW. Với mong muốn được đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên, Hiệp hội Doanh nghiệp xin có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất là, đề nghị Tỉnh ủy xây dựng nghị quyết chuyên đề về Phát triển kinh tế tư nhân và hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững và tăng tốc phát triển, bởi vì khối doanh nghiệp địa phương trở nên rất nhỏ bé và nền công nghiệp Thái Nguyên đã trở thành nền công nghiệp FDI. Đây là điều băn khoăn lo lắng của cộng đồng doanh nghiệp địa phương.

Mặc dù khối doanh nghiệp địa phương chỉ chiếm thị phần từ 3% đến 4% cơ cấu GTSXCN của tỉnh, nhưng khối này luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong đóng góp Ngân sách Nhà nước từ thuế trong cơ cấu Tổng thu nội địa (bao gồm: Thu từ Doanh nghiệp Nhà nước TW và địa phương, thu từ Doanh nghiệp FDI và thu từ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Cụ thể, năm 2015 khối Doanh nghiệp địa phương đóng góp 31,4% thu thuế nội địa, năm 2016 là 28,3%; năm 2017 là 35,7%, năm 2018 là 28,8%; năm 2019 là 21,3% và dự kiến năm 2020 là 22,2%. Doanh nghiệp địa phương tạo việc làm ổn định hàng năm cho trên 20 nghìn lao động. Như vậy khối doanh nghiệp địa phương mặc dù chiếm thị phần GTSXCN nhỏ nhưng lại đóng góp không nhỏ vào thu ngân sách và chính sách an sinh xã hội cho tỉnh.

Thứ hai là, đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục thực hiện những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: Sớm cho triển khai đánh giá bộ Chỉ số DDIC - Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương. Đây là công cụ hữu hiệu nhất hiện nay giúp đánh giá, phân tích một cách chi tiết về năng lực, kết quả và tác động của hoạt động điều hành kinh tế cấp sở, ngành, địa phương, đã được trên 36/63 tỉnh thành triển khai. Đề nghị các sở ngành tiếp tục kế hoạch hành động cải thiện chỉ số thành phần được giao cho sở, ngành mình theo kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 24/5/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Đến nay một số sở vẫn chưa đối thoại với doanh nghiệp do hoạt động hội họp thời gian qua bị tạm dừng, nay đề nghị các sở nghành tiếp tục bố trí thời gian đối thoại với doanh nghiệp. Ngoài ra, trong điều kiện pháp luật đầu tư, kinh doanh còn nhiều chồng chéo, trong khi chờ đợi Quốc hội và Chính phủ, các bộ ngành sửa đổi và đồng bộ chính sách pháp luật, doanh nghiệp rất cần chính quyền các cấp nâng cao tính năng động, sáng tạo, giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Năm 2019, PCI tỉnh Thái Nguyên ở vị trí thứ 12/63 địa phương, dư địa cho những cải cách không còn nhiều, và trong khoảng 5 năm trở lại đây, cuộc đua thứ hạng PCI giữa 63 tỉnh thành ngày càng trở nên cam go và quyết liệt hơn, nhiều tỉnh tăng điểm nhưng tụt hạng hoặc rất khó khăn để cải thiện thứ hạng. Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Tỉnh ủy lãnh đạo chỉ đạo, giao mục tiêu cao hơn nữa cho UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo PCI trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể trong vòng 5 năm tới, cần cải thiện quyết liệt hơn nữa, thực chất hơn nữa, hiệu quả hơn nữa để lọt vào TOP 5 và trụ hạng trong TOP 10 Bảng xếp hạng PCI.

Về phía cộng đồng doanh nghiệp cũng đã nghiêm túc tự nhìn nhận lại sau gần 8 năm thực hiện chỉ thị 19, từ chỗ năm 2012 chỉ có 3.200 doanh nghiệp nhưng chiếm tới 93% thị phần sản xuất kinh doanh của tỉnh, đến 2020 tăng lên trên 7.000 doanh nghiệp, vốn điều lệ tăng lên gần gấp đôi so với năm 2011 nhưng thị phần sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp địa phương lại bị thu hẹp lại chỉ còn từ 3 đến 4%. Trong khi chờ đợi đề án hỗ trợ Công nghiệp địa phương, tôi kêu gọi mỗi doanh nghiệp hãy tích cực và năng động lên, tự tích lũy để lấy vốn tái đầu mở rộng sản xuất kinh doanh; phát hành cổ phần cho các cổ đông để tăng vốn điều lệ; phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để trở thành công ty đại chúng; liên doanh liên kết, hợp nhất lại thành một tập đoàn kinh tế mạnh đa nghành. Và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm và đạo đức kinh doanh. Chỉ có làm như vậy mới có đủ nguồn lực để tồn tại và cạnh tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế. Chỉ có làm như vây mới có khả năng đóng góp được nhiều hơn nữa cho quê hương cho đất nước.

Về phía Hiệp hội doanh nghiệp cam kết luôn là cầu nối lắng nghe, tập hợp tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến vướng mắc, những khó khăn còn tồn tại của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình thực hiện đầu tư, tham gia xây dựng chính sách và truyền tải điển hình tốt, cách làm hay về cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư của tỉnh tới doanh nghiệp.

Kính thưa Quý vị đại biểu. Tôi tin rằng, nội lực mạnh mẽ của doanh nghiệp chúng ta khi được tiếp sức và ủng hộ, sẽ vươn lên thật mạnh mẽ như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ví như hình ảnh “chiếc lò xo bị nén lại và bung ra” trong Hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp ngày 12/3 vừa qua. Cuối cùng, xin chúc các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Thái Nguyên xây dựng Thái Nguyên giàu đẹp, văn minh.

Xin trân trọng cảm ơn!

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN AN KHÁNH
CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN AN KHÁNH
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải
Công ty cổ phần Xây dựng và Khai thác Than Thái Nguyên
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN YÊN BÌNH
Công ty CP lâm sản Thái Nguyên
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH MEDLATEC THÁI NGUYÊN- TẬP ĐOÀN MEDLATEC GROUP
công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Dũng Tháo
CÔNG TY TNHH PHƯƠNG NHUNG
VIỄN THÔNG THÁI NGUYÊN
BƯU ĐIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN
CÔNG TY BẢO VIỆT THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI QUỲNH MINH
Công ty cổ phần bán lẻ Kỹ thuật số FPT
CÔNG TY CỔ PHẦN CHÉ TÂN CƯƠNG HOÀNG BÌNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI HỘI AN
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH DŨNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DUNG HƯNG
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY XUẤT KHẨU THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI ĐĂNG
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN NHẪN
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ TÙNG MÁY SỐ 1
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HÀ LAN
CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG HẢI
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔNG BẮC
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THÁI NGUYÊN.
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG 2 THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HỒNG VŨ
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THƯƠNG MẠI TRANG LAN
CÔNG TY CỔ PHẤN XI MĂNG CAO NGẠN
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG QUANG SƠN
CÔNG TY CP KIM LOẠI MÀU THÁI NGUYÊN - VIMICO
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH SƠN LUYẾN
CÔNG TY KHÁCH SẠN- DU LỊCH DẠ HƯƠNG
CÔNG TY KINH DOANH THAN BẮC THÁI
CÔNG TY SÁCH- THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH AN LỘC SƠN
CÔNG TY TNHH DŨNG TÂN
CÔNG TY TNHH HẢI BÌNH
CÔNG TY TNHH HOÀNG MẤM
CÔNG TY TNHH HÙNG CƯỜNG
CÔNG TY TNHH LÂM KHẢI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 27
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ ĐIỆN VÀ VẬT LIỆU NỔ 31
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN KHÁNH HÒA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN VIỆT BẮC
CÔNG TY TNHH THÁI BÌNH NGUYÊN VN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÀ CĂN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH ĐẠT
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐIỆN TỬ QUANG THÁI
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIẾN TRÚC THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG MINH ĐẠT
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HÀ LONG
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀNG GIA THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG HẢI
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG KIM SƠN
CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI THÁI DƯƠNG
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT CƯỜNG
HTX MIẾN VIỆT CƯỜNG
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN
XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ 59- CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 27
CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN KIM ĐEN THÁI NGUYÊN
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
CÔNG TY LUẬT TNHH DỊCH VỤ PHÁP LÝ 4.0
Công ty cổ phần Thương mại và Thiết bị y tế Hà Tuyên
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÔNG CẦU THÁI NGUYÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÉP VIỆT CƯỜNG
CHI NHÁNH KỸ THUẬT VIETTEL THÁI NGUYÊN-TỔNG CÔNG TY CP CÔNG TRÌNH VIETTEL
CHI NHÁNH VIETTELL THÁI NGUYÊN- TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI